Ẩm thực Hải Lăng - Huyện Hải Lăng

Tuong dai Khe Sanh
slide7
Slider 2 123
slide7
Tuong dai Khe Sanh
slider1
slide3
slide4

Ẩm thực Hải Lăng

 

1. Cháo bột Diên Sanh: Cùng là cháo bột (hay còn gọi là cháo bánh canh) cá lóc, nhưng hương vị thơm ngon của cháo ở Hải Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị khó có thể lẫn lộn với bất cứ nơi nào. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?. Cháo ngon quyết định phần nhiều bởi cá và bột. Cháo ở đây tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi, nếu nấu cá nuôi thì có mùi khá khó chịu. Cá đồng thịt rất thơm, béo nhưng không ớn, khi sôi lên tỏa mùi đã thấy thèm. Cá được thu mua từ những người làm nghề trong và ngoài huyện về ngâm một vài nước cho thải chất bẩn.

Cách chế biến cũng lắm công phu, cá được luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, phải chú ý lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt để khi ăn khỏi bị hóc xương. Số thịt này được ướp một chút muối tiêu nhưng nhiều củ ném. Xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo. Khi bột chín tới thì thả cá vào cho thấm ngọt (không nên mua bột bán sẵn ngoài chợ mà nên mua gạo về rồi tự xay, lọc, lắng thành bột khô). Vì thế cánh bột rất mềm và tươi ngon, thơm mùi gạo lại không bị chua.

Đi dọc con đường bắt đầu từ "ngã ba Hải Lăng" về biển Mỹ Thủy có nhiều quán cháo bột, tha hồ cho bạn lựa chọn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều.

Năm 2020, cháo bột Diên Sanh được xác lập nằm trong TOP 100 món ăn tiêu biểu Việt Nam.

Cháo bột Diên Sanh

2. Bánh ướt Phương Lang: Nghề truyền thống làm bánh ướt trở thành nét văn hoá ẩm thực đậm đà bản sắc quê hương Phương Lang, xã Hải Ba (nay là thôn Phương Hải, xã Hải Ba). Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
 Làng nghề bánh ướt Phương Lang ra đời cách đây gần một thế kỷ. Trước đây, bánh ướt được làm theo lối thủ công truyền thống, mỗi tháng thu nhập chỉ từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/hộ. Từ năm 2009 đến nay, các hộ sử dụng máy để làm bánh, mỗi tháng thu nhập gần 4 triệu đồng.
Bánh ướt Phương Lang sản xuất bằng máy rất đảm bảo vệ sinh, không bị bụi bặm hay côn trùng tác động; chiếc bánh làm ra có độ trắng, mỏng và dẻo đúng chất lượng yêu cầu. Khi ăn bánh, nên dọn bánh ra đĩa, ăn kèm với rau sống, đĩa thịt heo cắt dày, vị cay của nước dùng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên vị ngon không thể quên được.

Làm bánh

 Bánh ướt cùng các gia vị, món ăn kèm

3. Canh ám làng Lam Thủy: Cây sôông - loại cây dùng để mấu canh Ám
Làng Lam Thủy, xã Hải Vĩnh (nay là xã Hải Hưng) nổi tiếng với món canh ám. Canh ám được nấu từ 02 nguyên liệu chính là cá tràu (cá lóc) và rau sôông (có nơi goi là cây rau chua- là loại cây rau dại, thân có nhiều gai, lá có vị chua, hình lá như bàn tay, cây già có hoa màu vàng).
Muốn nấu canh ám ngon thì cá tràu (cá lóc) phải là cá đồng, cá có trứng thì càng tuyệt. Cá lóc được làm sạch khi đang sống, thái lát, bỏ cá vào nồi và đổ ít nước vào đun sôi bằng lửa than, sau đó nêm các loại gia vị (gồm ném dã nhuyễn, dầu ăn, ớt bột, muối, tiêu, đường và bột ngọt) khi cá vừa chín và tiếp tục đun cho cá thấm. Rau sôông lấy cả cọng, lá và thân non của cây, cọng và thân có thể cắt thành từng đoạn hoặc cuộn tròn rồi cho vào nồi, đổ nước vào rồi thúc lửa cho nước sôi một lát rồi với cọng và thân rau ra, cho lá vào đun tiếp; sau đó, cho hỗn hợp cá lóc xào gia vị vào, tiếp tục đun sôi nồi canh là được.
Canh ám sau khi nấu xong có nước canh trong vắt, vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vừa chát, dùng để ăn với cơm trắng kèm rau sống, gồm: rau cải tươi thái nhỏ, cây chuối đá non thái mỏng, bắp chuối non thái mỏng, ít giá và có thể thêm cánh hoa vạn thọ là thật tuyệt. Canh ám có tác dụng giã rượu rất hiệu quả.

Cây sôông - loại cây dùng để mấu canh Ám

4. Mắm đam làng Trà Trì: Làng Trà Trì, xã Hải Xuân (nay là xã Hải Hưng) nổi tiếng với đặc sản mắm đam (thường gọi là mắm cua đồng).
Loại mắm được làm từ con đam (cua đồng) bắt ở đồng ruộng; người dân ở đây bắt đam ở ngoài đồng, đem về ngâm nước vài hôm cho nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối giã nhuyễn, thêm vài gáo nước lã rồi vớt ra lọc lấy nước cua; cho muối hạt vào nước đam đã được lọc và khuấy đều; sau đó, cho vào hũ sành đậy kín (muốn thơm ngon thì cho vài lát măng tre xắt nhỏ). Trong vòng một tuần lễ là dùng được mắm, khi nào ăn thì múc ra cho thêm phụ gia như ớt chín, vài lát gừng, lá hành và một ít đường, bột ngọt. Mắm đam có thể để nhiều tháng liền mà không sợ ngả mùi nếu chịu khó cứ vài hôm dùng đũa khuấy đều và khuấy liên tục. Mắm đam dùng với cơm trắng lúc còn đang nóng hoặc dùng mắm đam chấm rau luộc ăn với cơm là rất tuyệt, nhất là vào mùa đông, rét.

Mắm đam(cua đồng) một đặc sản

5. Bánh bột lọc Mỹ Chánh: Tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh nổi tiếng với đặc sản bánh bột lọc. được làm từ nguyên liệu chính là bột sắn có nhân tôm, thịt hoặc đậu xanh; có thể là bánh lọc trần hoặc bánh lọc gói lá: Bánh lọc trần: Bột sắn sau khi đã lọc, đem bóp vụn rồi nắn lại thành một vài nắm, luộc chín một phần các nắm (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống; vớt ra, để nguội, đem nhồi kỹ, trộn phần sống lẫn phần chín. Phần nhân bánh được làm từ thịt thái lát nhỏ, tôm và gia vị. Cho nhân vào bánh, vắt thành hình tai bèo nhỏ; sau đó đem luộc cho đến khi bánh vừa nổi lên là vớt bánh ra, xả nhẹ bánh với nước sôi nấu chín đẻ nguội, cho vào một ít dầu ăn để bánh không dính vào nhau. Phi hành ném thật thơm và cho nước mắm đã pha sắn gia vị vào. Bỏ bánh vào trôn nhẹ và dùng.

 

Bánh lọc trần

- Bánh lọc gói lá chuối: Bột sắn sau khi đã lọc, đem bóp vụn rồi cháo nhuyễn; lá gói là lá chuối sứ được chần qua nước sôi. Đem một ít bột quết mỏng lên lá chuối, bỏ nhân tôm và thịt đã rim sẵn vào và quết tiếp một lớp bột mỏng lên nhân bánh, sau đó gói lại. Luộc cách thủy bánh đã được gói. Khi ăn bánh, sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá chuối, bánh thí trong và dai, tôm và thịt ở nhân bánh được um thật thấm nhưng không bị khô, cảm nhân được nước tôm và mỡ chảy ra khi nhai. Nên ăn bánh lúc còn nóng sẽ thấy ngon hơn.

Bánh lọc gói

6. Bánh tét Mặt trăng An Thái: Cận Tết, dân làng Đại An Khê (Hải Lăng, Quảng Trị) lại gói chiếc bánh tét hình nửa vòng cung, màu xanh như ngọc, xuất đi nhiều nơi trong nước và nước ngoài.
Cứ mỗi dịp cận Tết Nguyên đán, làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị) lại tất bật vào vụ gói bánh tét. Chiếc bánh có hình nửa vòng cung, nếp được nhuộm nước lá để có màu xanh như ngọc bích. Vì hình dạng khác lạ nên dân làng gọi là bánh tét mặt trăng.

Một nguyên liệu không thể thiếu là lá rau ngót, giúp chiếc bánh có màu xanh như ngọc bích. Người dân xay nhuyễn lá ngót, lấy nước trộn với nếp trắng. Ngoài màu xanh ngọc bích, ông Vây cho hay nước lá ngót chứa nhiều dinh dưỡng, khi trộn vào vừa làm mềm bánh, vừa cho vị ngon khác lạ, có ích cho sức khoẻ.

Nhân được làm bằng đậu xanh luộc mềm, chà mịn đem xào với hành, tiêu, dầu ăn… Chiếc bánh được bàn tay những người làm nghề gói khéo léo để có hình bán nguyệt.

Chiếc bánh có hình nửa vòng cung 

 

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,036
  • Tháng hiện tại173,895
  • Tổng lượt truy cập5,340,221
plds
plds
plds
plds
/di-tich-lich-su-van-hoa1
LIÊN KẾT TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÁC XÃ, THỊ TRẤN: